Các thuốc chứa đường với hàm lượng cao (như siro ho, dung dịch tiêm truyền glucose) gây tăng đường huyết nhiều, người bệnh đái tháo đường không nên dùng. Các thuốc chứa đường với hàm lượng thấp (như viên bao đường) người đái tháo đường vẫn có thể dùng được.
Cortisol và các chế phẩm
Các chế phẩm của cortisol như prednisolon, methylprednisolon, dexamethason… có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch được dùng điều trị nhiều bệnh liên quan đến phản ứng viêm (như viêm khớp hay dị ứng)… đều có tác dụng phụ là gây tăng đường huyết do tăng việc chuyển hóa glucose, tăng đề kháng insulin. Cortisol có vai trò chuyển hóa glucose mạnh hơn nên gây tăng đường huyết mạnh hơn các thế phẩm của nó. Dạng thuốc tiêm hấp thu vào máu nhanh hơn nên cũng gây hạ đường huyết nhanh hơn dạng thuốc uống. Người đái tháo đường có kèm theo hen, viêm khớp, dị ứng… đôi khi tự ý dùng cortisol và chế phẩm của chúng thường bị tăng đường huyết.
Cần kiểm tra đường huyết khi dùng các thuốc có nguy cơ gây tăng đường huyết.
Hormon tuyến giáp
Các thuốc như levothyroxin, levothyrox, L-thyroxin cũng có tác dụng gây tăng đường huyết. Mặc dù cơ chế chưa biết rõ song một phần là do chúng làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, việc tăng đường huyết chỉ xảy ra khi dùng với liều cao, còn nếu dùng liều thấp và trung bình thì chúng không thể hiện hiệu ứng lâm sàng bất lợi này. Nếu người bệnh đái tháo đường mà bị suy tuyến giáp vẫn có thể dùng các thuốc này với liều điều trị thông thường.
Hormon có cấu trúc steroid
Đó là các estrogen, progesterone… các thuốc này gây tăng đường huyết do làm tăng đề kháng với insulin ở các mô. Nguy cơ tăng đường huyết xảy ra nhiều ở phụ nữ bị thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử tiểu đường thai nghén. Vì vậy, nên tránh dùng thuốc này cho người béo phì, người bệnh đái tháo đường.
Các thuốc lợi tiểu
Các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (hydeochlorothiazid, chlorothiazi), nhóm lợi tiểu quai (furosemide, bumetanid), nhóm ssulfamid (acetazolamide, indapamid) làm tăng đường huyết do trực tiếp làm giảm tiết insulin của tuyến tụy, tăng đề kháng insulin. Các thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải kali cũng là yếu tố làm giảm tiết insulin của tuyến tụy. Người đái tháo đường khi bị kèm bệnh tăng huyết áp, suy tim phải cân nhắc cẩn thận khi dùng các thuốc lợi tiểu nhóm này.
Một số thuốc khác
Cyclophosphamid (dùng trong các bệnh khớp, ung thư), các thuốc chống viêm không steroid (dùng trong viêm khớp dạng thấp, gút), nicotin (trong khói thuốc lá), caffein (trong cà phê) đều làm tăng đường huyết ở mức nhẹ, hiếm khi gây ra hiệu ứng lâm sàng bất lợi trong điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường không nên lạm dụng (dùng liều cao và/hoặc kéo dài) các thuốc này, nhất là các thuốc chống viêm không steroid, đồng thời cũng nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê.
Các thuốc chẹn beta (dùng điều trị tăng huyết áp, suy tim, nhịp tim nhanh) có thể gây tăng đường huyết nhẹ do làm tăng sản xuất thêm glucose mới, làm giảm sản xuất insulin của tuyến tụy.
Phenytoin (dùng chống động kinh, cũng dùng điều trị biến chứng thần kinh do bệnh đái tháo đường) có thể gây tăng đường huyết nhiều do ức chế giải phóng insulin từ tụy. Phenobarbital (dùng an thần, gây ngủ) làm tăng chuyển hoá thuốc sulfonylure qua gan, làm tăng thải trừ chúng ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm tác dụng hạ đường huyết của thuốc.
Niacin (dùng điều trị rối loạn mỡ máu) có thể gây tăng đường huyết do làm tăng đề kháng insulin, tuy nhiên, mức gây tăng đường huyết nhẹ. Người đái tháo đường vẫn có thể dùng thuốc này trong điều trị rối loạn mỡ máu nhưng cần theo dõi liều cẩn thận, nếu gây tăng đường huyết nhiều có thể ngừng thuốc và thay thế bằng thuốc khác.
Các thuốc chứa đường với hàm lượng cao (như siro ho, dung dịch tiêm truyền glucose) gây tăng đường huyết nhiều, người bệnh đái tháo đường không nên dùng. Các thuốc chứa đường với hàm lượng thấp (như viên bao đường) người đái tháo đường vẫn có thể dùng được.
Diazoxide là thuốc thư giãn cơ cục bộ được dùng với vai trò làm giãn mạch trong điều trị tăng huyết áp ác tính cũng được dùng để làm tăng đường huyết trong trường hợp hạ đường huyết (do tụy tăng sản xuất insulin) trong bệnh tăng insulin bẩm sinh. Mức gây tăng đường huyết rất mạnh cho nên cần tránh dùng để điều trị tăng huyết áp cho người bệnh đái tháo đường, ngay khi dùng nó với mục đích làm tăng đường huyết trong trường hợp bị hạ đường huyết hoặc bị tăng insulin bẩm sinh cũng cần lưu ý đến liều lượng để tránh tăng đường huyết quá mức.
Phần lớn thuốc chỉ gây tăng đường huyết tạm thời, không hại gì cho người bình thường nhưng cũng có thể gây hại cho người bị đái tháo đường khi dùng chúng (chữa các bệnh kèm theo) mà việc khống chế liều không tốt, làm tăng đường huyết nhiều. Cũng có một số thuốc như corticoid người bình thường dùng kéo dài cũng có thể gây ra tiểu đường (được xem như một yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ tiểu đường). Vì vậy, đối với người bị đái tháo đường cần thận trọng khi dùng các thuốc có tác dụng phụ làm tăng đường huyết này.
Theo suckhoedoisong