Các loại rượu dưới đây có tác dụng trị đau nhức xương được nhiều người sử dụng có tác dụng tốt.
Rượu bìm bịp: Tác dụng chữa thận dương hư, đau lưng nhức xương khớp, tay chân nhức mỏi, ứ huyết, tê thấp, sản hậu. Cách bào chế: Bìm bịp làm thịt, bỏ lông, ruột, chặt bỏ móng, đem ngâm 1 lít rượu ngon 2 tháng dùng được. Cách dùng: Ngày 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly nhỏ.
Rượu đẻn biển (rắn biển): Tác dụng chữa viêm khớp, thoái hóa xương khớp, đau cột sống, viêm thần kinh ngoại biên, suy nhược cơ thể, khó lên cân. Mật rắn biển (hải xà đởm) tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, gây ngủ. Dùng riêng hoặc chế thêm vào rượu rắn mà uống. Tiết rắn biển (hải xà huyết) chữa thiếu máu, chóng mặt, đau lưng, nhức xương. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai trẻ em không nên dùng.
Rượu bọ cạp: Tác dụng thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống, giải độc, tán kết, giải kinh phong. Chủ trị chữa liệt mặt ngoại biên do trúng phong, phong thấp nhức mỏi, các chứng mụn nhọt, đau đầu, cơ khớp đau nhức do huyết ứ… Cách bào chế: Bọ cạp sống rửa sạch bằng nước muối, bỏ ruột, đầu và phân, ngâm khoảng 1 phần dược liệu, ngâm 10 phần rượu, thời gian 1 tháng là dùng được. Ngày dùng 3 ly nhỏ. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng.
Rượu bọ cạp trị chữa liệt mặt ngoại biên do trúng phong, phong thấp nhức mỏi…
Rượu rết: Tác dụng thông kinh lạc chỉ thống, trấn phong “chống co giật”, chỉ huyết “cầm máu”. Chủ trị chữa đau nhức cơ khớp do sang thương huyết ứ, côn trùng đốt… Cách chế: Rết bắt về rửa sạch ngâm vào rượu trên 400 khoảng 100g rết tươi, ngâm với 1 lít rượu. Kiêng kỵ: Rượu rết có độc nên bôi ngoài da không nên uống.
Trên đây là một số loại rượu được nhân dân thường sử dụng, phòng và chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rượu cũng như các loại sản phẩm thuốc khác biết sử dụng mang lại sức khoẻ, nếu không đều có tác dụng không mong muốn.
Theo Alobacsi