Bệnh suy giãn tĩnh mạch và cách phòng tránh

Các triệu chứng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với viêm khớp, vì thế không phải ai cũng biết mình có nguy cơ mắc bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch co xoắn, giãn nở và sưng lên. Bệnh này thường là kết quả của hiện tượng suy giảm chức năng của van tĩnh mạch khi dẫn máu về tim, khiến máu ứ đọng, tổ chức mô xung quanh bị biến dạng. Khi đó các sợi tĩnh mạch chuyển dần sang màu tím hoặc xanh đậm.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở mọi bộ phận cơ thể, nhưng phổ biến nhất vẫn là chân và bàn chân, đặc biệt là vùng bắp chân. Những người bị suy giãn tĩnh mạch ở chân thường phải chịu đựng thêm những cơn chuột rút nghiêm trọng, tứ chi nặng nề, nhức mỏi, phù chân, hiện tượng kiến bò…

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tập trung ở những phụ nữ công sở, làm việc văn phòng với môi trường đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu và ít vận động. Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt thường ngày.

Các triệu chứng mắc bệnh rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với viêm khớp, vì thế không phải ai cũng biết mình có nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những lời khuyên để giúp bạn giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

td Bệnh suy giãn tĩnh mạch và cách phòng tránh

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn có một sức khỏe tốt. Ảnh: Getty Images

Tập thể dục thường xuyên

Đặt cơ thể trong tình trạng vận động đều đặn sẽ cải thiện quá trình lưu thông máu ở chân, giảm phù chân và chuột rút về đêm. Ngoài ra bạn cũng có thể tăng cường vận động bằng cách đi xe đạp, chạy bộ hoặc bơi lội để chân được hoạt động vừa sức và linh hoạt.

Duy trì vóc dáng và cân nặng hợp lý

Một số phụ nữ vừa bước qua tuổi 30 đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nguyên nhân là do thừa cân béo phì. Ở độ tuổi 30, sở hữu cân nặng quá mức không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn nguy hiểm đến sức khỏe. Cân nặng quá lớn sẽ càng tăng áp lực trên chân, dẫn đến nguy cơ suy giãm tĩnh mạch tăng cao. Chính vì vậy duy trì vóc dáng và cân nặng hợp lý không chỉ là cách làm đẹp tích cực mà còn đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.

Gác chân lên cao

Khi ngủ bạn đặt một chiếc gối nhỏ dưới chân và nằm ngửa sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận trên cơ thể và giảm áp lực trên đôi chân.

Đứng ngồi vừa đủ

Với những chị em làm việc văn phòng, việc đứng hay ngồi trong thời gian dài mang đến vô vàn nguy cơ về sức khỏe, trong đó bao gồm cả chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Hãy tranh thủ đổi tư thế khi có thể và tránh bắt chéo chân khi ngồi. Tranh thủ thời gian nghỉ để đứng dậy và đi lại. Trong trường hợp bạn phải đứng nhiều, nên mang giày gót thấp hoặc dép mềm và mặc váy, quần rộng rãi, thoải mái để máu ở chân không bị tắc nghẽn.

Theo Ebe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *