Mức độ tổn thương của côn trùng phụ thuộc vào loại côn trùng và mức độ tổn thương mà chúng gây ra. Có thể có những loại côn trùng chỉ cắn vào da tạo ra những vết thương lành tính nhưng cũng có những loại gây ra những triệu chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng ta cần phải nhận biết sớm để kịp thời chữa chạy.
Với những trường hợp bị côn trùng cắt / đốt chỉ gây ra những vết thương sưng, ngứa hoặc đỏ….thì chúng sẽ nhanh chóng tự khỏi mà không để lại di chứng gì hết. Còn ngược lại với một số khác độc thì có khả năng phát tán tương đối nhanh, ngứa liên tục trong thời gian dài…..Nên;
Rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, rồi băng vết thương. Sau đó dùng nước lạnh để chườm. Bôi kem kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Nếu cần thiết, dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống.
Đó là những cách chữa thông thường nhất, nặng hơn sẽ phải đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Ngăn ngừa côn trùng đốt như thế nào?
Thử một vài biện pháp ngăn ngừa đơn giản sau đây nhé !
Tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu để giảm nguy cơ bị ong đốt. Kiểm soát mùi hôi tại những buổi dã ngoại, rác…, là nơi có thể thu hút côn trùng. Phá hủy hoặc rời tổ, bọng ong ra xa nhà của bạn. Tránh tình trạng các ổ nước ứ đọng sẽ là nơi thu hút muỗi. Bao che thân thể với quần áo, nón, tất và găng tay khi đi vào khu vực có nguy cơ cao bị côn trùng đốt, cắn. Duy trì tốt vệ sinh cá nhân và hộ gia đình.
Vết cắn côn trùng gây ra những tổn thương tại chỗ thường gặp là sưng nhiều hoặc ít, có thể có hoại tử.
Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình. Sử dụng chất xua côn trùng có sẵn ở thị trường có chứa DEET (diethyltoluamide) là những biện pháp hiệu quả nhất. Permethrin có thể sử dụng để ngâm quần áo có tác dụng bảo vệ trong hai tuần, qua hai lần giặt và cũng có thể bôi trực tiếp lên da, có tác dụng xua côn trùng trong vài ngày. Vitamin B1 có thể được sử dụng như một loại thuốc chống côn trùng (da có một mùi đặc trưng).
Theo Báo Sức Khỏe