Hãy tham khảo bí quyết nặn mụn dưới đây để bạn có một làn da hoàn hảo nhé !
Bị mụn mà không nặn thì sẽ thành tàn nhang, mà nặn thì lỡ có sẹo thì sao… Có nên nặn mụn hay không, là nỗi băn khoăn chung của những ai đang bị mụn.
Nguyên nhân hình thành mụn là do các chất bã dư thừa đọng lại trong tuyến nang dưới da. Tùy theo kích thước và độ sâu mà mụn xuất hiện với các dạng khác nhau như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn mủ… vì vậy không phải mụn nào chúng ta cũng có thể nặn.
Những loại mụn không nên nặn
– Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
– Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.
– Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.
– Với đám mụn này, bạn không nên “khiêu khích” chúng, nếu không hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa cơ.
Những mụn được nặn
– Các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn. Tuy nhiên, ngay cả lúc này, bạn cũng cần nặn cho đúng cách để hạn chế sẹo mụn.
Bí quyết nặn mụn thật an toàn
Thời điểm tự nặn mụn tốt nhất vào buổi tối vì thời điểm này da chúng ta sẽ ít tiếp xúc với môi trường khói bụi và có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất
Bước 1: Xông hơi da mặt
– Bạn nên xông hơi khoảng 10 – 15 phút để da thải hết chất độc ra ngoài, rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu không có thời gian, bạn hãy dùng một chiếc khăn thấm nước ấm và đắp lên mặt trong trong vài phút.
Bước 2: Rửa tay thật sạch
– Trước khi nặn mụn, cần rửa tay thật sạch. Việc này sẽ giúp giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da.
– Dụng cụ nặn mụn (là cây nặn mụn được bán ở chợ) cũng phải được sát trùng kỹ lưỡng bằng cách trụng nước sôi. Và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn.
Bước 3: Nặn nhẹ nhàng
– Nặn nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Cần lấy sạch hết cồi mụn. Sau khi lấy sạch cồi thì sẽ chảy dịch và máu, dùng bông gòn sạch lau sạch.
– Nặn đến đâu dùng bông tẩy trang thấm nước hoa hồng hoặc oải hương tinh khiết thoa vào vết mụn vừa nặn.
Bước 4: Rửa mặt
– Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa tươi hay sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Bước 5: Chăm sóc da
– Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.
– Sau đó, thoa nghệ tươi, nha đam hay mật ong lên những vết mụn đã nặn, để giúp vết thương liền nhanh hơn và không để lại sẹo.
Cách nặn mụn bọc, mủ
– Nặn cho ra hết mủ, nước vàng, tránh không để nước vàng đó chảy rỉ ra bề mặt da xung quanh.
– Sau khi nặn mụn xong, tiếp tục dùng bông tẩy trang thấm nước hoa hồng/oải hương thoa nhẹ nhàng ướt đều khắp mặt. Không rửa mặt lại.
Ngoài các cách trên, nên kết hợp với việc ăn uống đầy đủ, hợ lý và tập thể dục thường xuyên
+ Hàng ngày trước khi ăn sáng 30’ uống 1 ly nước (nước ấm) chanh pha loãng, cho thật ít đường hoặc thay đường bằng mật ong, thêm vài hạt muối.
+ Uống 2L nước mỗi ngày, uống nước lá trà xanh tươi và nước gạo lứt rang, uống thường xuyên thì rất tốt. Uống đủ nước để thanh lọc & thải độc tố ra ngoài, đồng thời cho da hấp thụ đủ nước
+ Hạn chế ăn đồ ăn, uống có nhiều đường
+ Hàng ngày nên ăn trái cây như táo, xoài, bưởi, dứa, lê.
Bữa ăn, nên ăn rau có màu xanh thẫm
Trong thời gian bị mụn nên uống các loại Vitamin như A, B tổng hợp, C, E và kẽm, nhưng nếu bạn nữ nào đang chuẩn bị muốn có bầu thì hạn chế uống Vitamin E, hoặc theo chỉ định của Bác sỹ.
Sưu tầm