Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rối loạn kinh nguyệt này có thể là do chết độ ăn uống của bạn và do áp lực công việc ngoài ra phần lớn cũng có thể là do bạn sử dụng thuốc tránh thai.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng mà chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ ra bất thường có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường và còn được gọi là kinh nguyệt không đều vậy tại sao phụ nữ lại có hiện tượng như vậy và làm sao để chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở lại được bình thường?
Trung bình thì phụ nữ tuổi từ 12 đến 16 là bắt đầu có kinh và thường thì chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21-35 ngày. Nếu chu kỳ kinh mà trên 35 ngày thì gọi là kinh thưa còn chu kỳ mà ngắn hơn 21 ngày thì gọi là kinh dày.
Thời gian kỳ kinh ra máu là trong khoảng 3 đến 4 ngày nếu vẫn tiếp tục trên 7 ngày thì được gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường được gọi là cường kinh và nếu ít hơn bình thường thì gọi là thiểu kinh.
Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.
Vô kinh là tình trạng không có kinh. Không có kinh từ nhỏ đến lớn thì gọi là vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng mà không phải do mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát. Ngoài ra còn có tình trạng vô kinh sinh lý (có thai, mãn kinh).
Rối loạn kinh nguyệt thường gặp là rong kinh, rong huyết. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này có thể là do chết độ ăn uống của bạn và do áp lực công việc ngoài ra phần lớn cũng có thể là do bạn sử dụng thuốc tránh thai.
Tất cả những lý do đó làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol, loại hormone này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các hormone estrogen, progesterone và DHA – những loại hormone đặc biệt ở phụ nữ. Sự ảnh hưởng của các loại hormone này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Phụ nữ có tuổi: Hiện tượng kinh nguyệt không đều phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai và cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì ở giai đoạn này, lượng hormone estrogen biến động nhiều, làm mất cân bằng dẫn đến nội tiết tố cũng bị mất cân bằng theo.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
1/ Kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân của bệnh
Nếu do yếu tố tâm lý của người bệnh thì trước hết cần điều chỉnh tâm lý của người bệnh và từ đó tiến hành điều trị tận gốc về cả mặt tâm lý và sinh lý.
2/ Liệu pháp giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường
– Trị liệu vật lý dung hợp
– Trị liệu bằng thuốc
– Tiểu phẫu
– Điều chỉnh tâm lý người bệnh
Phương pháp có thể áp dụng cho các bệnh kinh nguyệt không đều ở nữ giới như: rối loạn nội tiết thời kì dậy thì và thời kì mãn kinh, tắt kinh, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chức năng tuyến giáp bất thường và một số rối loạn nội tiết do u nang gây nên, rối loạn nội tiết do nhân tố tinh thần gây nên, kinh nguyệt không đều sau sinh hoặc sau khi phá thai…
Theo mangsuckhoe