Trời mùa đông khiến cho tỷ lệ người mắc phải cảm lạnh càng nhiều hơn những lúc khác. Điều trị cảm bằng thuốc Tây ít nhiều cũng gây ra tác dụng phụ, vì vậy mà “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Bạn có thể dễ bị cảm trong những trường hợp sau đây.
1. Khi tiết trời lúc nóng lúc lạnh
Đông y cho rằng, các tình huống cảm lạnh đều do gió lạnh bên ngoài xâm nhập tạo thành. Trong môi trường ấm áp, lỗ chân lông con người giãn ra, nếu đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh thì với người có sức đề kháng tốt, lỗ chân lông sẽ lập tức co lại, tránh gió lạnh. Tuy nhiên với người có sức đề kháng kém thông thường không làm được điều này nên họ dễ bị cảm, kể cả cảm cúm hoặc cảm lạnh. Những người dễ bị cảm là: người già, trẻ nhỏ, người thể chất suy nhược, người có bệnh mãn tính.
2. Sau khi đến chỗ đông người
Những người thích những nơi náo nhiệt đông đúc như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, siêu thị… thường là những đối tượng dễ bị lây nhiễm cảm cúm nhất. Người càng nhiều, sự thông gió không tốt thì nồng độ độc bệnh càng cao. Những tác nhân gây bệnh này sẽ truyền qua đường hô hấp cho nên chỉ cần có một người bị cảm cúm cũng có thể lây lan cho nhiều người khác nếu họ hắt hơi.
Người trưởng thành bình quân bị cảm khoảng 5 lần trong năm. Ảnh minh họa
3. Khi tâm trạng bất ổn
Tâm trạng có sức ảnh hưởng nhất định đối với cảm mạo. Khi lo âu và u uất, con người dễ bị cảm. sự lo âu khiến cơ thể con người sinh nội nhiệt, lúc này nếu bên ngoài đúng lúc đang mùa gió lạnh thì sẽ hình thành cái mà dân gian hay gọi là “trong nóng ngoài lạnh”.
Khi u uất sẽ khiến người ta ăn không ngon, ngủ không yên gây ra ảnh hưởng cho quá trình trao đổi chất của toàn cơ thể, dẫn đến sức đề kháng giảm xuống và dễ nhiễm cảm ngột ngột.
4. Lúc mệt mỏi quá độ
Khi bạn ngủ, rất nhiều thành phần của hệ miễn dịch được sản sinh, chúng giống như một bức bình phong bảo vệ bạn khỏi sự xâm nhập của cảm mạo và nhiều bệnh tật khác. Tuy nhiên, không ít những người trẻ đem thời gian ngủ của mình “cống hiến” cho công việc, lướt web hay tụ tập ở những quán bar… mệt mỏi quá độ và thức đêm đều khiến cho hệ miễn dịch bị giảm và đó là “ngòi nổ” cho chứng cảm mạo “tấn công”.
Những người dễ bị cảm là: người thường thức khuya và áp lực làm việc quá lớn.
5. Sau khi uống rượu vô độ
Không ít người sau khi uống rượu phát hiện ra mình bị cảm hồi nào không rõ. Đây là do kích thích của nồng độ cồn khiến cho mạch máu nhỏ bị xung huyết và toàn thân phát nhiệt.
Nhiều người nghĩ rằng lao động đổ mồ hôi để giải nhiệt, nhưng nếu lúc này bạn bị tấn công bởi khí lạnh hay quá tham sự mát mẻ thì càng dễ bị cảm sốt. Ngoài ra, người hút thuốc cũng dễ mắc bệnh cảm cao hơn người không hút, thời gian bình phục lâu hơn và tình trạng nghiêm trọng hơn.
Theo Phunuonline