Ung thư vú và những điều bạn ít biết

Một số phụ nữ bị ung thư vú sau khi cắt bỏ tuyến vú, đôi khi ở chính tại khu vực vết sẹo. Hoặc gốc ung thư có thể đã lan rộng trước đó. Đối với những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao phải cắt bỏ bộ ngực như một biện pháp phòng ngừa, vẫn còn nguy cơ mắc phải căn bệnh, dù là rất nhỏ.

Bạn nghĩ: Chỉ những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú mới có nguy cơ mắc phải

Thực tế: Khoảng 70% phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú không có yếu tố nguy cơ nhận dạng cho căn bệnh này. Những nguy cơ thực sự từ tiền sử gia đình là: Nếu một người thân cận nhất trong gia đình (cha mẹ, anh chị em, hoặc con) đã từng bị ung thư vú, nguy cơ phát triển căn bệnh này sẽ tăng gấp đôi; có hai người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ cao hơn.

Bạn nghĩ: Tiền sử mắc ung thư vú từ gia đình bên nội (cha) không ảnh hưởng nhiều như từ bên ngoại (mẹ)

Thực tế: Tiền sử mắc bệnh của gia đình đằng nội cũng quan trọng như tiền sử từ gia đình đằng ngoại của bạn.

Bạn nghĩ: Hầu hết các khối u ở vú là ung thư

Thực tế: Khoảng 80% khối u trong ngực của phụ nữ là lành tính (không phải ung thư) xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích phụ nữ theo dõi và ghi nhận bất kỳ thay đổi nào, bởi vì phát hiện ung thư vú sớm sẽ rất có lợi cho việc điều trị sau này. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn chụp quang tuyến vú, siêu âm, hoặc sinh thiết để xác định xem khối u có đúng là ung thư.

nguc4 Ung thư vú và những điều bạn ít biết

Bạn nghĩ: Ung thư vú luôn có triệu chứng là xuất hiện khối u

Thực tế: Một khối u có thể là ung thư vú hoặc lành tính, nhưng bạn cũng nên cảnh giác với các loại thay đổi trong cơ thể có thể là dấu hiệu của ung thư. Chúng bao gồm: sưng tấy, kích ứng da hoặc da bị dính (có dạng như lúm đồng tiền); vú hoặc núm vú đau, núm vú co rút; đỏ, vảy hoặc sự dày lên bất thường của núm vú hoặc da vú, hoặc chảy dịch ở đầu vú.

Ung thư vú cũng có thể lây lan sang các hạch bạch huyết dưới cánh tay và gây ra sưng ở đó trước khi một khối u ở vú phát triển đủ lớn để cảm nhận được. Tuy nhiên, phương pháp chụp quang có thể phát hiện ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng bên ngoài.

Bạn nghĩ: Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư vú là 1-trên-8

Thực tế: Nguy cơ mắc ung thư vú của bạn sẽ tăng lên khi bạn già đi. Thông thường nguy cơ của một phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú là khoảng 1/233 khi ở độ tuổi 30 và sẽ tăng lên đến 1/8 trước khi đến tuổi 85.

Bạn nghĩ: Cấy ghép ngực có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú

Thực tế: Phụ nữ cấy ghép ngực có nguy cơ ung thư vú không lớn hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, việc cấy ghép ngực sẽ tạo ra bóng tối trên phim chụp X-quang, điều này có thể gây cản trở tầm nhìn của các chuyên gia về việc phát hiện các khối u. Kết quả là, việc phát hiện sớm những khối u rất dễ bị bỏ sót, do đó giảm cơ hội điều trị thành công của người bệnh.

Bạn nghĩ: Phụ nữ ngực nhỏ ít có nguy cơ mắc phải ung thư vú

Thực tế: Không có mối liên hệ giữa kích thước của ngực và nguy cơ mắc ung thư vú. Ngực lớn có thể gây khó khăn hơn cho quá trình kiểm tra với các xét nghiệm tuyến vú lâm sàng, thậm chí là chụp quang tuyến vú và chụp cộng hưởng từ (MRI). Do đó, tất cả phụ nữ, bất kể kích thước ngực, nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.

Bạn nghĩ: Bạn không thể mắc bệnh ung thư vú sau khi đã cắt bỏ vú

Thực tế: Một số phụ nữ bị ung thư vú sau khi cắt bỏ tuyến vú, đôi khi ở chính tại khu vực vết sẹo. Hoặc gốc ung thư có thể đã lan rộng trước đó. Đối với những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao phải cắt bỏ bộ ngực như một biện pháp phòng ngừa, vẫn còn nguy cơ mắc phải căn bệnh, dù là rất nhỏ. Theo nghiên cứu, nguy cơ bị ung thư ở những người đã cắt bỏ ngực giảm trung bình 90%.

Bạn nghĩ: Caffeine gây ra ung thư vú

Thực tế: Không có quan hệ nhân quả nào được tìm thấy giữa việc uống cà phê với căn bệnh ung thư vú, và trong thực tế, một số nghiên cứu còn gợi ý rằng caffeine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Cho đến nay vẫn chưa hề có kết luận liệu đau ngực có liên quan đến caffeine không.

Bạn nghĩ: Phá thai làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Thực tế: Bởi vì phá thai được cho là làm gián đoạn chu kỳ hormone trong quá trình mang thai và bệnh ung thư vú có liên quan đến hàm lượng hormone, nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhằm tìm ra mối liên kết nhân quả nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục.

nguc11 Ung thư vú và những điều bạn ít biết

Bạn nghĩ: Nếu bạn có nguy cơ ung thư vú, bạn chẳng thể làm gì mấy ngoài chờ đợi và quan sát các dấu hiệu

Thực tế: Có rất nhiều thứ phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ mắc phải ung thư vú, bao gồm giảm cân nếu họ bị béo phì, tập thể dục thường xuyên, giảm hoặc loại bỏ các đồ uống có cồn, thức hiện chế độ theo dõi và kiểm tra ngực nghiêm ngặt, cũng như thử nghiệm lâm sàng thường xuyên và chụp quang tuyến vú.

Một số phụ nữ có nguy cơ cao cũng có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ như một biện pháp dự phòng nhằm giảm 90% nguy cơ. Họ có thể thực hiện các bước chủ động khác như có MRI thường xuyên, phương pháp điều trị chemoprevention (điều trị bằng thuốc và các loại chất dinh dưỡng, vitamin…) như dùng Tamoxifen chẹn thụ thể Estrogen (khoảng 70% sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú phụ thuộc vào nguồn cung cấp estrogen), và tham gia các thử nghiệm lâm sàng .

Bạn nghĩ: Chụp quang tuyến vú hàng năm khiến bạn nhiễm nhiều bức xạ làm tăng nguy cơ ung thư

Thực tế: Bức xạ được sử dụng trong chụp nhũ ảnh, nhưng số lượng là quá nhỏ để xảy ra bất kỳ rủi ro nào, trong khi so sánh với lợi ích phòng ngừa to lớn có được, điều này là rất đáng. Chụp quang tuyến vú có thể phát hiện khối u trước khi một người có thể cảm thấy hoặc nhận thấy, và khối u được phát hiện càng sớm, càng có nhiều cơ hội để chữa khỏi và sống sót. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp quang tuyến vú mỗi 1-2 năm/ lần.

Bạn nghĩ: Sinh thiết kim tuyến vú có thể động đến các tế bào ung thư và làm cho chúng lan sang các bộ phận khác của cơ thể

Thực tế: Không có bằng chứng kết luận cho điều này. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy sự lây lan của các tế bào ung thư không gia tăng ở những bệnh nhân trải qua sinh thiết kim so với những người không thực hiện quá trình này.

Bạn nghĩ: Để khối u tiếp xúc với không khí trong khi phẫu thuật khiến cho ung thư lây lan.

Thực tế: Phẫu thuật không gây ung thư vú và nó không làm ung thư vú lây lan, theo như nghiên cứu đến thời điểm này của các nhà khoa học. Sự thật là các bác sĩ có thể nhận ra trong khi phẫu thuật là khối ung thư đã lan rộng hơn so với dự đoán. Tuy một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng loại bỏ các khối u nguyên phát đôi khi cho phép bệnh ung thư di căn và phát triển, nhưng chỉ là tạm thời, và điều này vẫn chưa được chứng minh ở người.

Theo Pháp Luật Xã Hội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *