Cơn đau Braxton Hicks làm bạn cũng đau liên tục, những lần đau gần nhau như đau đẻ nhưng đây là những cơn đau giả, thường xuất hiện lúc bạn gần đến giai đoạn sinh nở.
Không phải bà bầu nào cũng trải qua hiện tượng đau giả này, và trong một số trường hợp các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ giống hệt như cơn đau đẻ thực sự.
Làm sao để phân biệt cơn đau giả và đau thật?
Đôi khi, rất khó để phân biệt cơn đau đẻ giả ngay ở giai đoạn đầu đau đẻ. Nếu bạn đã ở tuần thứ 37 trở đi, một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận biết đôi chút:
– Cơn co thắt giả thường không thể đoán trước, nó đến vào những khoảng thời gian không thường xuyên và không đều đặn về độ dài và cường độ. Mặc dù các cơn đau đẻ thực cũng bất thường lúc bắt đầu đau nhưng dần dần nó sẽ xuất hiện đều đặn và ngắn hơn, ngày càng trở nên mạnh hơn.
– Với những cơn co thắt giả, các cơn đau thường tập trung nhiều ở phần bụng dưới. Với cơn đau thực sự, bạn có thể cảm thấy cơn đau bắt đầu ở lưng dưới, sau đó kéo quanh thành bụng.
Rất khó để phân biệt cơn đau đẻ giả ngay ở giai đoạn đầu đau đẻ. (Ảnh minh họa)
– Những cơn co thắt giả có thể giảm dần hoặc ngừng lại khi bạn thay đổi vị trí. Ngược lại, những cơn đau thật sẽ kéo dài và dù bạn làm gì thì cũng sẽ không hết đau.
Làm gì khi thấy các cơn co thắt xuất hiện?
Nếu bạn vẫn chưa đến tuần thứ 37 của thai kỳ, thì không nên quá lo lắng khi thấy những cơn co thắt xuất hiện.. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của việc trở dạ, hãy gọi ngay cho bác sĩ để loại trừ khả năng sinh non.
Sau tuần thứ 37, bạn có thể gặp những cơn co thắt (kể cả co thắt giả lẫn thật). Những cơn co thắt giả có thể khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, can thiệp vào giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi và cáu kỉnh. Hãy tắm nước ấm và uống thật nhiều nước để giảm những cơn đau. Hơn nữa, những cơn đau giả khiến bạn lo lắng, không biết khi nào mình sẽ thực sự lâm bồn.
Nếu đã từng sinh con 1 lần, bạn sẽ có kinh nghiệm với những dấu hiệu gặp phải, và không nên ngần ngại khi gọi điện hỏi bác sĩ để kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại của mình.
Theo Eva