Những điều cần biết về nạo phá thai

Phá thai nói một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phá thai đứng vị trí thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ mang thai và Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ phá thai cao.

Số lần nạo hút thai trung bình của một phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nước ta (19-45 tuổi) hiện nay là 0,5 lần. Con số này chiếm tỷ lệ cao ở các thành phố, đô thị lớn. Có những trường hợp từ 15-39 tuổi đã nạo thai tới 3-4 lần. Vậy chị em cần phải lưu ý những gì khi quyết định phá thai sau đây là những giải thích của các chuyên gia Phòng khám Thiên Tâm:

Để bảo đảm hút, nạo, phá thai an toàn bạn nên đến các cơ sở dịch vụ y tế sản phụ khoa tin cậy, có đủ điều kiện thực hiện nạo, phá thai theo quy định. Tại những cơ sở này, bạn sẽ được các cán bộ y tế tư vấn để tự quyết định việc phá thai và cùng cán bộ y tế lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp trên cơ sở nắm được các thông tin về phương pháp phá thai, quy trình phá thai, các tai biến nguy cơ có thể gặp, cách tự chăm sóc sau thủ thuật và các biện pháp tránh thai phù hợp ngay sau thủ thuật phá thai.

pha thai1 Những điều cần biết về nạo phá thai

Những điều cần biết về nạo thai

Các trường hợp nạo phá thai không an toàn đã đưa đến nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng tử cung, vòi trứng), chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng… và có không ít trường hợp gây tử vong.

Cũng cần khẳng định lại rằng hút điều hòa kinh nguyệt hoặc nạo thai không phải là một biện pháp tránh thai, mà chỉ là một giải pháp thụ động nhằm giải quyết những thai nghén ngoài ý muốn và nhiều khi đã dẫn đến tai biến do “nạo phá thai không an toàn”. Để bảo đảm an toàn mọi trường hợp thai nghén ngoài ý muốn, khi cần nạo phá thai, bạn nên đến các cơ sở y tế của nhà nước hoặc các cơ sở y tế tư nhân được phép thực hiện các thủ thuật này.

Chỉ nạo, hút, phá thai sau khi đã được cán bộ y tế chuyên ngành sản – phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình tư vấn một cách thấu đáo. Về phía người muốn thực hiện nạo phá thai thấy thực sự yên tâm, thoải mái và tin tưởng ở cơ sở y tế dịch vụ đó.

Không hút hoặc nạo phá thai ngoài tuổi thai đã quy định. Cụ thể: hút thai có chậm kinh so với tháng trước từ 7-10 ngày; nạo phá thai có chậm kinh tính từ ngày kinh cuối cùng đã là 8-9 tuần lễ và phải do cán bộ y tế được đào tạo về sản khoa thực hiện.

Trước khi được nạo, hút thai, thai phụ phải được kiểm tra sức khỏe toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết như công thức máu. Đôi khi phải xét nghiệm nước tiểu và Xquang tim phổi, hoặc ở nơi có điều kiện cần phải làm cả siêu âm.

Sau khi hút thai, nạo thai, thai phụ cần được nằm lưu lại tại cơ sở y tế ít nhất 2 giờ để được theo dõi tình trạng chung, đặc biệt để xem có chảy máu, đau bụng nhiều và có bất thường nào nữa không. Sau đó khi về bạn cần thực hiện đúng việc điều trị kháng sinh do thầy thuốc chỉ định. Các thầy thuốc cần hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc, tự theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ có thể gặp để đến ngay cơ sở dịch vụ khám, xử trí và lịch hẹn khám lại…

Ngay sau khi phá thai, bệnh nhân cần được hướng dẫn và cung cấp các biện pháp tránh thai, khuyến khích nên sử dụng bao cao su để tránh thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hướng dẫn sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp nếu sinh hoạt tình dục không được bảo vệ.

Theo Phukhoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *