Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là tình trạng báo hiệu con gái đã vào tuổi dậy thì ở tuổi có kinh nguyệt thì các bạn trẻ không có nhiều kinh nghiệm trong cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Thường thì sẽ có những biến đổi trên cơ thể rõ rệt trên cơ thể người phụ nữ như ngực phát triển và xuất hiện lông ở vùng kín.

rung trung Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Cách tính ngày rụng trứng

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Đèn đỏ là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản.

– Một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo.

– Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28-32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn.

– Xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường từ ngày thứ 11 đến 21. Cũng có thể tính ngày rụng trứng là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Các loại thuốc cần tránh trong chu kỳ kinh nguyệt

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa

Trong thời kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bị bong ra ngoài, cổ tử cung giãn ra. Hơn nữa, khi có kinh nguyệt (chảy máu ra ngoài âm đạo), môi trường trong âm đạo sẽ rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu sử dụng các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nấm “vùng kín” sẽ dẫn đến khả năng khoang tử cung bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung đã bị giãn ra.

Hoóc môn sinh dục

Sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hooc môn sinh dục nữ có liên quan chặt chẽ đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, không nên dùng nội tiết tố trong những ngày này vì thời gian “đèn đỏ” là lúc sự cân bằng nội tiết trong cơ thể người phụ nữ không được ổn định, nếu dùng thêm các loại thuốc nội tiết sẽ có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng sức khỏe.

Thuốc chống đông máu

Loại thuốc này có thể gây ra hiện tượng rong kinh, thậm chí chảy máu nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Thuốc giảm béo

Trong thuốc giảm béo có chứa thành phần ức chế sự thèm ăn, nếu dùng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và có thể dẫn tới vô kinh.

Thuốc cầm máu

Thuốc cầm máu như vitamin K… có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, gây co thắt các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều thì phải làm sao

Có nhiều dạng kinh nguyệt ở phụ nữ như: Kinh nguyệt trước kỳ (kinh đến sớm), kinh nguyệt sau kỳ (kinh đến muộn), kinh nguyệt sớm muộn không đúng kỳ (rối loạn kinh nguyệt), kinh nguyệt nhiều, kinh nguyệt ít, đau bụng kinh (thống kinh), bế kinh, đại tiện ra huyết, đau nhức, đi ngoài lúc hành kinh…

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt (Kinh nguyệt không đều) như: stress, thức khuya, sử dụng chất kích thích, rối loạn nội tiết, sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có những triệu chứng bất thường về kỳ kinh nguyệt bạn nên trực tiếp để khám và kiểm tra phụ khoa, tùy vào tình trạng bệnh mà có phương pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Theo mangsuckhoe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *